View Single Post
Old 01-02-2009 Mã bài: 33476   #6
chemist2408
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Feb 2008
Tuổi: 36
Posts: 25
Thanks: 2
Thanked 4 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 chemist2408 is an unknown quantity at this point
Default

Mình có ý kiến thế này :
Đối với một phức :
- Để ổn định một số oxi hóa dương cao thì cần có các yếu tố :
+) Ligand có nguyên tử có độ âm điện mạnh
+) Ligand có 1 hoặc vài cặp electron không phân chia
+) Ligand có kích thước bé
Lý do là khi tạo phức, electron được chuyển từ phối tử sang NTTT. Nếu ligand có kích thước bé thì khó bị phân cực và có độ âm điện lớn thì phần điện tích được chuyển từ các ligand đến NTTT do sự hình thành lk cho nhận sẽ không lớn lắm. Thuyết MO cho rằng khi các ligand có các đk trên thì NL sẽ thấp. Nếu ligand có các cặp electron không phân chia thì các electron này chủ yếu định cư tại vân đạo không lk của ligand có tương tác đẩy mạnh, làm cho các electron không lk của NTTT dễ bị mất, soh cao ổn định
- Để ổn định một soh thấp thì ligand và NTTT cần phải có sự hiện diện của lk pi cho. Tuy nhiên, trong chỗ này đôi khi một vài TH dự đoán sai vì ta còn phải xét đến NL tách phối tử delta
Còn về TH tại sao Au3+ lại phổ biến hơn, sách thầy Hoàng Nhâm có nói là : do các nguyên tố d có các điện tử nằm ở [n - 1)d ns2 nên các điện tử ở các vân đạo này có NL gần bằng nhau, dễ đến việc mất nhiều điện tử. Do vậy, ta cần xét đến tổng NL ion hóa ở mức thứ nhất, thứ hai I1 + I2 hoặc I1 + I2 + I3 thì chính xác hơn.
Mình ghi gt ra đây :
Cu : I1 = 7,72; I2 = 20,29; I3 = 36,9 eV
Ag : I1 = 7,57; I2 = 21,50; I3 = 34,82 eV
Au : I1 = 9,22; I2 = 20,50; I3 = 30,5 eV
Lý do : NL ion hóa thứ nhất của Ag < Cu << Au và do cấu hình 4d10 là cấu hình bền của Pd ở trước đó => Ag có soh +1
I1 + I2 của Cu < Ag nên soh +2 là phổ biến với Cu
I1 + I2 + I3 của Au < Ag < Cu nên soh +3 là phổ biến với Au
chemist2408 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn chemist2408 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Bo_2Q (01-02-2009)