View Single Post
Old 05-04-2010 Mã bài: 59007   #2
C.H.V
Moderator
 
C.H.V's Avatar

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Location: Ho Chi Minh city
Tuổi: 36
Posts: 205
Thanks: 105
Thanked 298 Times in 109 Posts
Groans: 1
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 36 C.H.V has a spectacular aura about C.H.V has a spectacular aura about
Default

Hi matu,

Để đánh giá độ bền kéo thì dùng chuẩn ASTM D638, dạng mẫu hình quả tạ. Độ bền kéo thường để đánh giá vật liệu có tính mềm, dẻo, và kết quả sẽ cho sai số thấp. Thường đánh giá các chỉ tiêu: modul, độ biến dạng, ứng suất.

Không biết composite của bạn thì nhựa nền là nhựa nhiệt dẻo hay là nhựa nhiệt rắn?

Nếu là composite nhựa nhiệt dẻo thì có thể sử dụng phương pháp đo kéo bình thường.

Nếu là composite nhựa nhiệt rắn thì phương pháp đo kéo sẽ không thích hợp để đánh giá cơ lý. Nguyên nhân là do tính cứng giòn của nhựa nhiệt rắn ở nhiệt độ thường, độ biến dạng kéo không cao, ngoài ra quá trình tạo mẫu không được để có bọt khí hay có vết trầy ở trong và bên thành của mẫu, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giá trị đo và gây sai số lớn.

Đối với loại này thì nên dùng phương pháp đo uốn để đánh giá tính chất cơ lý thì sai số sẽ thấp hơn.

Chút ý kiến.

Thân.

thay đổi nội dung bởi: C.H.V, ngày 05-04-2010 lúc 12:59 AM.
C.H.V vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn C.H.V vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Hồ Sỹ Phúc (05-07-2010), matu (05-06-2010)