Chủ Đề: Cr3+ và Al3+
View Single Post
Old 06-09-2010 Mã bài: 62275   #2
Hồ Sỹ Phúc
VIP ChemVN
 
Hồ Sỹ Phúc's Avatar

Uống với tôi vài ly nhé!
 
Tham gia ngày: Jul 2006
Location: Cao Lãnh - Đồng Tháp
Posts: 699
Thanks: 200
Thanked 1,599 Times in 469 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 3 Posts
Rep Power: 91 Hồ Sỹ Phúc is a splendid one to behold Hồ Sỹ Phúc is a splendid one to behold Hồ Sỹ Phúc is a splendid one to behold Hồ Sỹ Phúc is a splendid one to behold Hồ Sỹ Phúc is a splendid one to behold Hồ Sỹ Phúc is a splendid one to behold Hồ Sỹ Phúc is a splendid one to behold
Send a message via Yahoo to Hồ Sỹ Phúc
Default

Trích:
Nguyên văn bởi hoalan View Post
có ai biết cách tách Cr3+ và Al3+ trong cùng dung dịch không làm giúp tớ với, tớ đang cần gấp mà
Câu trả lời dưới đây chỉ phù hợp với trình độ Đại học (bạn cũng post trong Box Hoá của ĐH). Cách tiến như sau:
- Nguyên tắc: Cr3+ và Al3+ có tính chất axit - bazơ rất giống nhau (cùng điện tích, bán kính ion xấp xỉ nhau...) nên nếu các bạn có "ý đồ" dùng phương pháp axit - bazơ để nhận biết hoặc tách chúng thì coi như đã thất bại hoàn toàn (kể cả pp kết tủa hay tạo phức cũng bế tắc).
Nhưng nếu các bạn nghĩ đến phương pháp oxi hoá thì mọi chuyện lại "rất sáng sủa" đấy. Vì vậy chúng ta dựa vào phương pháp này nhé:
- Bản chất của phương pháp: Các bạn đã biết là Cr có rất nhiều số oxi hoá, trong đó bền nhất là Cr(III) và Cr(VI). Ta cũng chỉ quan tâm đến 2 dạng này thôi.
+) Môi trường axit: Cr(III) tồn tại dạng Cr3+ và Cr(VI) tồn tại dạng, Cr3+ bền và có tính khử rất yếu, còn Cr2O72- thì có tính oxi hoá mạnh. Hay nói cách khác trong môi trường axit thì xu hướng chính sẽ là Cr2O72- + chất khử => Cr3+. Do đó ta không dùng được môi trường axit.
+) Môi trường kiềm: Cr(III) tồn tại dạng CrO2^- và Cr(VI) tồn tại dạng CrO42-, CrO42- bền và có tính oxi hoá yếu, còn CrO2- kém bền và có tính khử khá mạnh. Vậy nếu dùng chất oxi hoá mạnh thì có thể oxi hoá được CrO2- => CrO42-.
Có thể dùng ddCl2, ddBr2, H2O2 trong kiềm...Thực tế người ta thường dùng dd H2O2/NaOH có đun nóng nhẹ.
2CrO2- + 3H2O2 + 2OH- => 2CrO42- + 4H2O
- Cách tách Al3+ và Cr3+: Cho hỗn hợp pứ với NaOH dư, ta được dung dịch chứa AlO2-, CrO2-. Thêm NaOH và H2O2 dư, đun nóng nhẹ 3-5 phút. Dung dịch sẽ có màu vàng của CrO42-. Sau khi pứ xong, cho sục CO2 hoặc NH4Cl dư (có tính axit yếu) và đun nóng, khi đó ta sẽ thu được kết tủa và dung dịch có màu vàng.
Ptpư: AlO2- + NH4+ + H2O => Al(OH)3 + NH3
Lấy kết tủa hoà tan bằng axit ta được Al3+.
Dung dịch còn lại chứa CrO42-, xử lý và dùng chất khử thích hợp (thường dùng SO2 hoặc NaHSO3) để đưa về Cr3+.

Thân!

Chữ kí cá nhânSỸ PHÚC - BẢO TRÂN

Hồ Sỹ Phúc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Hồ Sỹ Phúc vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (12-14-2010), dunghitman (06-09-2010), ruamaixanh (07-04-2010), thanhoa (07-03-2010)